Tại sao hen phế quản bị ho khan về đêm gần sáng?

March 1, 2024
Hen suyễn

Một tỉ lệ lớn bệnh nhân hen thường lên cơn hen về đêm 1 hoặc 2 lần mỗi tháng. Một số người chỉ có cơn khó thở vào ban đêm, còn ban ngày chức năng hô hấp của họ gần như bình thường. Vậy tại sao hen phế quản bị ho khan về đêm gần sáng? Điều này có nguy hiểm tới sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh không? Cùng tìm hiểu câu giải đáp ngay trong phần dưới đây. 

Tại sao hen phế quản bị ho khan về đêm?

5 lý do tại sao hen phế quản bị ho khan về đêm gần sáng

Tình trạng co thắt phế quản nặng nhất là trong khoảng thời gian từ 18h đến 4h sáng (do đó tỉ lệ tử vong và bệnh tật do hen suyễn cao nhất trong khoảng thời gian này). Các bệnh nhân này có thể có giảm đáng kể lượng cortisol trong máu hoặc tăng trương lực phế vị (vagal tone) vào ban đêm. Các nghiên cứu cũng cho thấy có tăng tình trạng viêm ở những bệnh nhân có cơn hen vào ban đêm so với nhóm đối chứng và với các bệnh nhân có cơn hen vào ban ngày.

> Xem thêm: Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Lý giải về nguyên nhân tại sao hen phế quản bị ho khan về đêm gần sáng các chuyên gia chỉ ra 5 lý do sau: 

1. Dịch tiết đường thở tăng:

  • Khi nằm ngủ, dịch tiết đường thở có xu hướng tích tụ lại, gây kích thích ho.
  • Vào ban đêm, cơ thể sản xuất ít cortisol hơn, dẫn đến tăng tiết dịch nhầy và co thắt phế quản, khiến ho nhiều hơn. 

Vì nồng độ cortisol được vỏ thượng thận tiết ra không đều trong ngày, thường được tiết ra nhiều nhất vào khoảng 8-9 giờ sáng và giảm dần khi về chiều, đến giữa đêm thì lượng cortisol tiết ra gần như bằng 0. Trong khi đó Cortisol là một hormon vỏ thượng thận, có tác dụng kháng viêm (Cơ chế kháng viêm của cortisol đã được page trình bày trong một bài trước đó) giúp giảm tình trạng viêm của phế quản. Chính vì về đêm cortisol được tiết ra rất ít nên khả năng kháng viêm ở các tiểu phế quản giảm đi -> dễ rơi vào cơn hen phế quản.

Ban đêm dễ xuất hiện tình trạng co thắt phế quản

2. Thay đổi nhiệt độ:

  • Nhiệt độ thường giảm vào ban đêm, khiến đường thở co lại và kích thích ho.
  • Không khí lạnh và khô vào ban đêm cũng có thể làm cho đường thở bị kích thích và ho nhiều hơn.

Bạn có thể hiểu đơn giản như sau: Vào ban đêm, nhiệt độ môi trường giảm xuống -> cơ thể mất đi một lượng nhiệt đi ra ngoài môi trường -> thân nhiệt giảm -> cơ trơn phế quản dễ co thắt hơn -> dễ rơi vào cơn hen phế quản

3. Dị ứng:

  • Dị nguyên như bụi nhà, mạt bụi, phấn hoa có thể bám vào giường, gối và chăn, gây kích thích đường thở và ho về đêm.
  • Dị ứng cũng có thể khiến cơ thể sản xuất nhiều histamin, dẫn đến co thắt phế quản và ho.

Bạn nên biết rằng trong hen phế quản có sự xuất hiện của nhiều bạch cầu ái toan ở lớp dưới niêm mạc của các tiểu phế quản. Các tế bào này chứa đầy: histamine, prostagladine, leukotrient… Khi các bạch cầu này nhận thấy sự xuất hiện của các tác nhân môi trường như khói thuốc, bụi… chúng sẽ vỡ ra và giải phóng các chất bên trong tế bào dẫn đến sự phá hủy các mô xung quanh gây ra phản ứng viêm

Hệ quả của quá trình này là sự co thắt cơ trơn ở tiểu phế quản và sự tăng tiết nhầy vào bên trong lòng phế quản gây ra cơn khó thở ở bệnh nhân bị hen phế quản

4. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD):

  • GERD là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây kích thích cổ họng và ho.
  • Trào ngược axit thường xảy ra vào ban đêm khi nằm ngủ.

5. Thuốc hen suyễn:

  • Một số loại thuốc chữa hen suyễn, đặc biệt là thuốc beta2-agonist tác dụng ngắn, có thể làm cho ho nhiều hơn vào ban đêm.

Cách giảm ho khan về đêm do hen phế quản:

Để giảm tình trạng lên cơn hen suyễn về đêm, người bệnh có thể áp dụng các giải pháp sau: 

  • Uống nhiều nước: Giữ cho đường thở ẩm bằng cách uống nhiều nước.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Cách làm giảm cơn hen suyễn tại nhà bằng máy tạo độ ẩm giúp thêm độ ẩm vào không khí, giúp giảm kích thích đường thở.
  • Nâng cao đầu giường: Nâng cao đầu giường khoảng 15 cm có thể giúp giảm trào ngược axit và ho.
Giữ ấm cơ thể để hạn chế các cơn ho về đêm
  • Tránh các dị nguyên: Giặt chăn ga gối đệm thường xuyên, sử dụng vỏ chống dị ứng và giữ nhà cửa sạch sẽ để giảm bớt dị nguyên.
  • Sử dụng thuốc: Dùng thuốc xịt hen phế quản theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát bệnh hen suyễn và giảm ho.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu ho khan về đêm do hen phế quản ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Lưu ý khi bị ho khan về đêm gần sáng kéo dài

  • Ho khan về đêm có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó, nếu bạn bị ho khan về đêm kéo dài, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác.
  • Việc tự ý sử dụng thuốc ho có thể làm cho tình trạng ho khan thêm trầm trọng. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc ho nào.

Trên đây chúng tôi đã giải đáp tại sao hen phế quản bị ho khan về đêm gần sáng. Bạn cần chú ý giữ ấm cơ thể để có thể hạn chế tối đa tình trạng lên cơn hen về đêm, giảm thiểu các biến cố bất ngờ có thể xảy ra. 

Nếu bạn đang bị bệnh Hen suyễn, Viêm phế quản mạn tính, bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD lâu năm, uống thuốc không hết, hay tái đi tái lại. Đừng ngần ngại gọi điện ngay cho chuyên gia qua số tổng đài 0818.288.717 để được tư vấn miễn phí

Bài viết liên quan:

----------------------------------------------------

Công ty Cổ Phần Dược Phẩm PQA 

Địa chỉ: Thửa 99, QL 10, Tân Thành, Vụ Bản, Nam Định

Hotline/zalo tư vấn miễn phí : 0818.288.717

Các bạn có thể tìm kiếm trên google bằng từ khóa: #thuocnampqa

Các kênh mạng xã hội:

Facebook: https://www.facebook.com/thuocnampqavn  

Twitter: https://twitter.com/thuocnam_pqa  

Instagram: https://www.instagram.com/thuocnampqa  

Linkedin: https://www.linkedin.com/in/thuocnampqa  

Pinterest: https://www.pinterest.com/thuocnampqa/ 

Folkd: https://folkd.com/profile/thuocnampqavn 

Linkhay: https://linkhay.com/u/thuocnampqa 

Flickr: https://www.flickr.com/photos/thuocnampqa/ 

500px: https://500px.com/p/thuocnampqa?view=photos

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCVclTkbo0lmUbCa9Cpr9c4Q để được hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí.

Related Posts